top of page
Search
Writer's pictureketoanthienluatpha

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 2021 cho doanh nghiệp

Updated: Jun 17, 2021

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là loại giấy chứng nhận sự ra đời của 1 doanh nghiệp/công ty (được thừa nhận và cấp phép bởi cơ quan nhà nước).

Mỗi loại hình công ty sẽ có giấy phép đăng kí kinh doanh khác nhau. Mẫu giấy chứng nhận sẽ nêu rõ thông tin của doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp kê khai đăng kí.

Đây đều là những vấn đề quan trọng chủ doanh nghiệp cần nắm vững khi nộp hồ sơ xin thành lập công ty. Vì vậy để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết sau!


Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hiểu như giấy khai sinh của một doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ có thể bắt đầu hoạt động sau khi nhận được “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Ngoài ra, tùy mỗi loại hình doanh nghiệp mà thông tin thể hiện trên văn bản sẽ khác nhau.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ được cấp bởi cơ quan hành chính công Nhà nước nhằm ghi lại các thông tin khái quát nhất về loại hình kinh doanh cũng như cách thức vận hành của doanh nghiệp, nó có tác dụng bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà Nước, đồng thời bảo vệ đơn vị kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay được gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vậy hai loại giấy chứng nhận này có khác nhau không?

Tại nghị định 43/2010 về Đăng ký doanh nghiệp, thuật ngữ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được ghi nhận. Khi Luật Doanh Nghiệp 2014 chính thức có hiệu lực, thuật ngữ này đã được ghi vào luật, và có hiệu lực đến hiện tại (Luật Doanh Nghiệp 2020).

Với hai thuật ngữ “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” và “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” tuy cách đọc và viết khác nhau, nhưng chúng giống nhau về giá trị pháp lý. Cả hai đều là ghi nhận thông tin về Đăng ký doanh nghiệp.

Thực tế, vì tên gọi “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” khá dài nên thường được gọi ngắn gọn là “giấy phép kinh doanh”. Nhưng về mặt pháp lý, 2 loại giấy này hoàn toàn khác nhau, để tránh nhầm lẫn, cần phân biệt rõ hai loại giấy này:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: như đã đề cập ở trên.

  • Giấy phép kinh doanh là loại giấy là văn bản được cấp cho các doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh có thể là Ủy Ban Nhân Dân, Tổng cục du lịch, Bộ Văn Hóa Thông Tin, Công An cấp tỉnh/thành phố tùy thuộc vào loại hình kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký giấy phép kinh doanh.

Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp gồm những gì?

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm 5 phần chính tương ứng với 5 nội dung quan trọng sau:

  1. Mã số doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu một mã số riêng, mã số này sẽ được nhập vào hệ thống thông tin điện tử về doanh nghiệp của Chính Phủ, sau đó nó có vai trò trong việc hỗ trợ cơ quan thẩm quyền trong việc quản lý các sai phạm, hỗ trợ các thủ tục liên quan tới vấn đề thẩm quyền và giúp tạo sự khác biệt quan trọng giữa mọi doanh nghiệp khác.

  2. Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp được viết dưới 3 dạng gồm: tên Tiếng Việt, tên Tiếng Anh, tên viết tắt ( nếu có).

  3. Thông tin chi tiết về trụ sở chính của doanh nghiệp, SĐT hotline, Email cùng một số thông tin cơ bản khác mang tính đặc thù.

  4. Thông tin về con số vốn điều lệ mà công ty đăng ký, mọi tài sản được quy về đơn vị cuối cùng là VNĐ

  5. Tên đầy đủ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tùy vào từng các loại hình doanh nghiệp, sẽ có quy định về số lượng và cách thức lựa chọn người đại diện khác nhau.

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân hoặc doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện quan trọng sau đây:

  • Trước hết, hoàn tất giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ gửi tới cơ quan có thẩm quyền, chuẩn bị bản sao giấy chứng minh nhân thân của chủ doanh nghiệp, thông tin các thành viên trong giai đoạn thành lập, quy định về nội dung vốn điều lệ của doanh nghiệp.

  • Hồ sơ hợp lệ theo yêu cầu, cung cấp thông tin xác đáng, rõ ràng cho từng đề mục.

  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh phải nằm trong danh sách các ngành nghề được pháp luật cho phép, nếu rơi vào trường hợp bị cấm,cá nhân/doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Tên đăng ký doanh nghiệp gồm 2 phần: Nội dung về loại hình kinh doanh kết hợp với tên riêng của doanh nghiệp.

  • Hoàn tất hồ sơ, cá nhân/doanh nghiệp cần thanh toán đầy đủ lệ phí đăng ký cho cơ quan có thẩm quyền dưới 2 hình thức: Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản, cụ thể sẽ được hướng dẫn khi tới phòng đăng ký.

  • Cuối cùng, Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ và quyết định có cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không. Nếu hợp lệ, doanh nghiệp/cá nhân có thể đến trực tiếp để nhận giấy phép sau 3 ngày làm việc.

Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh / Thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty đặt trụ sở chính.

  • Đối với hộ kinh doanh sẽ được cấp giấy tại UBND Quận, huyện nơi đặt trụ sở.

Thông thường, mỗi tỉnh sẽ có 1 trụ sở của phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, riêng tại 2 thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ có tối đa 3 trụ sở thực hiện nhiệm vụ thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp tại khu vực của mình.

Hồ sơ, trình tự cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp sẽ thành lập, mọi hồ sơ cần thiết để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được ghi cụ thể tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Trình tự cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Doanh nghiệp hoàn tất giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

  • Hoàn tất các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho cá nhân/ doanh nghiệp đăng ký. Sau đó Phòng đăng ký kinh doanh tiếp tục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ cùng các giấy tờ chứng thực liên quan, nhập thông tin doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày hồ sơ đăng ký chính thức hợp lệ. Ngược lại, nếu hồ sơ không hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ các nội dung cần sửa đổi tới Cá nhân/doanh nghiệp đăng ký sau 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.


Xem thêm bài viết liên quan:

10 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page