top of page
Search
  • Writer's pictureketoanthienluatpha

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Mức cầu của thị trường về mảng dịch vụ ăn uống ngày càng tăng cao, do đó cũng không khó hiểu khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập lĩnh vực này. Để hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng hơn về vấn đề pháp lý trong quá trình thành lập công ty, Thiên Luật Phát cung cấp bài viết về hồ sơ, thủ tục khi thành lập công ty dịch vụ ăn uống dưới đây.

1. Bảng ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống

Để thành lập công ty dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp cần lựa chọn và đăng ký ngành nghề phù hợp. Cụ thể ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định trong bảng sau:

2. Hồ sơ thành lập công ty dịch vụ ăn uống

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Điều lệ công ty

  • Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân cần có bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân

  • Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức cần chuẩn bị bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu; Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền

  • Trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

3. Thủ tục thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm duyệt hồ sơ. Nếu hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký cần gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Bước 3: Doanh nghiệp đến nhận kết quả đăng ký thành lập công ty theo giấy hẹn

Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp và công bố mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

4. Kinh nghiệm thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty dịch vụ ăn uống

Chọn loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp hiện tại ở Việt Nam có thể thành lập công ty dịch vụ ăn uống bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

Tùy vào mong muốn của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có những lựa chọn loại hình doanh nghiệp khác nhau ứng với ưu nhược điểm của từng loại hình. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh các ngành nghề thông dụng nên lựa chọn 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay là Công ty TNHH và Công ty cổ phần.

Đặt tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp không được phép đặt tên trùng và nhầm lẫn hoặc trùng với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Chọn trụ sở chính

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Vốn điều lệ

Đối với việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống thì doanh nghiệp tự chủ trong việc đăng ký vốn điều lệ. Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tài sản để góp vốn có thể linh động với nhiều loại khác nhau như: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Điều kiện người đại diện theo pháp luật: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật

>>Mời bạn xem thêm video:


Với những thông tin mà Thiên Luật Phát vừa chia sẽ hy vọng phần nào sẽ giúp bạn nắm được quy trình thành lập công ty dịch vụ ăn uống. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thành lập công ty hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất.


3 views0 comments
Post: Blog2_Post
bottom of page